Gà Shamo có xuất xứ từ Nhật Bản và hiện tại xuất hiện khá phổ biến ở nhiều nước châu Âu. Tuy chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam trong thời gian gần đây nhưng giống gà này đã thu hút được sự quan tâm của nhiều sư kê. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu những điểm đặc biệt của dòng gà này nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu về giống gà Shamo
Bạn đã từng nghe qua cái tên gà Shamo chưa? Nếu chưa, đừng quên cập nhật các thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu thêm về giống chiến kê đặc biệt này nhé!
Gà Shamo là gì?
Đây là một giống gà chọi có nguồn gốc từ Nhật Bản, có vẻ bề ngoài khá bệ vệ, oai phong. Trong một số trường hợp, chúng có thể đứng thẳng tắp như giống gà Serama. Đó chính là lý do Shamo còn có tên gọi khác là Quân kê, có thể sử dụng để đi đá hoặc làm cảnh. Giống chiến kê này có rất nhiều biến thể khác nhau như: O – Shamo, Chu – Shamo, Ko – Shamo hay Nankin – Shamo,…
Nguồn gốc, xuất xứ
Nhiều người chơi đã từng biết qua giống gà Asil sẽ cho rằng chú có nhiều điểm tương đồng so với gà Shamo. Đây là dự đoán chính xác vì theo lịch sử ghi chép, gà Asil có xuất xứ từ Ấn Độ, sau đó di chuyển qua Thái Lan, tiếp theo đến Đài Loan và Nhật Bản là điểm đến cuối cùng. Ngoài ra, một số tài liệu lại cho rằng vào thời Minh, vua Chu Nguyên Chương đã mang Shamo đến Nhật Bản nên chúng được gọi là Chu – Shamo.
Nguồn gốc của tên gọi Shamo bắt nguồn từ phiên âm Siam mang nghĩa là Xiêm (tên gọi của Thái Lan lúc trước). Đây chính là lý do nhiều người thường nghĩ rằng, gà Shamo có nguồn gốc từ Thái Lan và được du nhập vào Nhật Bản trong những năm 1600.
>>Tham khảo thêm: Cách nuôi và chăm sóc gà Asil như thế nào?
Đặc điểm nhận biết giống gà Shamo
Thôn qua khả năng thi đấu, diện mạo, hình thể, tố chất,… bạn có thể dễ dàng nhận biết được gà Shamo. Dưới đây là thông tin về một số đặc điểm cơ bản của giống chiến kê này mà anh em có thể tham khảo:
Hình thể và diện mạo
Hình thể bên ngoài của Shamo khá đẹp, vóc dáng oai phong lẫm liệt qua từng bước đi. Đặc biệt, trong thi đấu, chúng không hề e sợ kẻ thù. Giống này có mỏ ngắn, lông mày lồi và không có tích, mắt trắng dã hoặc nếu là gà tơ thì hơi hanh vàng. Đặc điểm nổi bật của chúng là mồng dâu ba khía, dáng đứng thẳng cao, nọng trung bình, cần cổ dài và hơi cong. Tuy đầu khá dẹp nhưng khi nhìn vào lông mày bạn lại cảm giác chúng khá rộng.
Ngoài các đặc điểm về diện mạo, dáng vóc hình thể cũng là yếu tố giúp gà Shamo thu hút được sự quan tâm của nhiều sư kê:
- Vai gà nhô cao, cánh ép sát vào thân, chóp cánh chấm đến tận hông.
- Ức và phần đùi trước không có lông.
- Dốc lưng liền mạch với đuôi.
- Tỷ lệ giữa chân và đùi là 1 – 1.5 lần.
- Đuôi dài, hẹp dần về sau.
Tố chất và khả năng thi đấu
Tùy vào từng dòng gà Shamo cụ thể và quá trình chăm sóc, tập luyện hàng ngày mà tố chất và khả năng thi đấu của chúng cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các sư kê này vẫn sở hữu một số đặc điểm chung như:
- Thể lực bền, khả năng ra đòn mạnh.
- Tốc độ ra đòn nhanh bén, chính xác.
- Luôn giữ bình tĩnh trong suốt trận đấu.
- Có thể đá ở cả hình thức cựa thường và cựa sắt.
Những dòng gà Shamo phổ biến
Trong quá trình tìm hiểu, bất cứ người chơi nào cũng biết gà Shamo được chia thành nhiều dòng khác nhau tùy thuộc vào kết quả lai tạo, cụ thể như:
- O – Shamo (Đại quân kê): Đại quân kê: Loại chiến kê có thân hình to lớn. Trong đó, gà trống có trọng lượng trung bình khoảng 5.5kg và gà mái trưởng thành là 5kg. Trước đây, giống gà Asil cũng có thể trạng tương đương O – Shamo.
- Chu – Shamo (Trung quân kê): Như đã phân tích ở trên, chữ Chu trong Chu – Shamo là đại diện cho tên của Chu Nguyên Chương. Bởi lẽ, chúng có nguồn gốc từ thời nhà Minh và sau đó du nhập sang Nhật, được lai tạo với giống gà Shamo thuần. Trọng lượng với gà trống trung bình là khoảng 4kg và 3kg với gà mái.
- Nankin – Shamo (Nam Kinh quân kê): Chúng là những chiến kê lùn, khiêm tốn về cả chiều cao lẫn trọng lượng. Thông thường, giống này chỉ lớn hơn gà tre Việt Nam một chút.
- KO – Shamo (Tiến quân kê): Dòng này cũng khá nhỏ con, cân nặng trung bình của con trưởng thành chỉ khoảng 1.5kg. Vì có trọng lượng khiêm tốn nên dù có tố chất của gà chiến thực thụ, tiến quân kê vẫn chỉ được nuôi để làm cảnh.
- Ngoài ra còn có một số giống không phổ biến như: Yamato – Shamo, Yakido or Ygido, Ehigo – Nankin – Shamo, Kinpa,…
>>Tham khảo thêm: Gà chọi mắt ếch – Chiến thần số 1 trong mọi trường đấu
Hướng dẫn cách chăm sóc gà Shamo Nhật đạt hiệu quả
Để sở hữu được một chú gà Shamo Nhật ưng ý và khỏe mạnh, vừa để làm cảnh vừa được cáp kèo độ, người nuôi cần tham khảo một số mẹo nuôi cơ bản. Chỉ cần tìm hiểu những thông tin được cung cấp dưới đây là anh em sẽ biết cách nuôi hiệu quả:
Chọn giống khỏe mạnh
Trước khi nuôi Shamo, bạn cần chọn những cá thể khỏe mạnh, đảm bảo sức bền khi thi đấu, không tồn tại mầm bệnh và nhanh nhẹn. Đây được xem là bước quan trọng nhất vì bạn sẽ đạt được mục đích nuôi, tối đa hóa lợi nhuận và có thể bán với giá cao khi mua gà chất lượng tốt. Thông thường, giá của gà Shamo trưởng thành khá mắc nên anh em có thể chọn giống con và nuôi lớn dần để tiết kiệm kinh phí.
Hiện tại có rất nhiều cơ sở nuôi bán giống chiến kê này nên anh em sẽ có nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo cơ sở bán uy tín, gà khỏe mạnh và có thể lực tốt để không bị bệnh khi nuôi.
Cách chọn thức ăn
Thức ăn chất lượng cao, tốt cho sức khỏe và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp gà khỏe mạnh, phát triển bình thường. Gà sẽ phát triển nhanh chóng khi ăn thức ăn bổ dưỡng. Ngoài các loại thực phẩm cho ăn của gà bình thường, người nuôi cũng có thể bổ sung thêm các loại cám công nghiệp, cám ngô,… và có thể tự tạo nguồn thức ăn riêng, chỉ cần hợp vệ sinh và bổ dưỡng là được.
Ngoài ra, cần lưu ý tuyệt đối không nên cho gà Shamo ăn thức ăn bị ôi thiu, việc kiểm tra thực phẩm phải được thực hiện thường xuyên. Đồng thời, người nuôi cần đảm bảo cung cấp đủ nước sạch. Tùy theo điều kiện mà bạn có thể nuôi gà theo các phương pháp khác nhau, tuy nhiên lựa chọn tốt nhất là thả rông. Bởi lẽ, cách này giúp giảm chi phí thức ăn, khiến gà khỏe mạnh và từ đó, khả năng đá của chúng cũng sẽ tốt hơn so với gà nhốt trong chuồng.
Cách xây chuồng trại
Chiến kê sẽ phát triển khỏe mạnh khi sống trong một chuồng trại tốt, thoải mái và an toàn. Gà sẽ tránh xa những kẻ săn mồi và không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi thời tiết xấu khi có một chuồng trại kiên cố. Chuồng nuôi có thể làm bằng nhiều vật liệu như: xi măng, tre nứa, gạch,…
Ngoài ra, bạn cần đảm bảo chuồng có hệ thống thông gió tốt để giảm thiểu khí độc từ trong chuồng, giữ gà luôn khỏe mạnh. Khi làm chuồng cũng cần tính toán trước diện tích ra vào, đủ ánh sáng và không khí để gà thoải mái. Nếu có thể, bạn nên cho mỗi con có một khoảng không gian rộng 10 mét vuông.
Trên đây là một số thông tin cần biết về gà Shamo – giống chiến kê nổi tiếng trên thị trường tại nhà cái SV388. Dòng gà này có thể nuôi làm cảnh hoặc mang đi thi đấu nhưng tùy mục đích nuôi mà anh em cần tìm hiểu thêm các cách chăm sóc, huấn luyện riêng.